-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
KHẢO SÁT
NỘI DUNG CÔNG TÁC KHẢO SÁT XÂY DỰNG:
1. Khảo sát xây dựng gồm khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa chất thủy văn, khảo sát hiện trạng công trình và các công việc khảo sát khác phục vụ cho hoạt động xây dựng.
2. Khảo sát xây dựng chỉ được tiến hành theo nhiệm vụ khảo sát đã được phê duyệt.
3. Khảo sát xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc, từng bước thiết kế;
- Đảm bảo tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực thế;
- Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát xây dựng phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng;
- Đối với khảo sát địa chất công trình, cần tính đến độ xâm thực, mức độ dao động của mực nước ngầm theo mùa để đề xuất các biện pháp phòng, chống thích hợp. Đối với những công trình quy mô lớn, công trình quan trọng phải có khảo sát quan trắc các tác động của môi trường đến công trình trong quá trình xây dựng và sử dụng.
- Kết quả khảo sát phải được đánh giá, nghiệm thu theo quy định của pháp luật.
4. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát;
- Phân tích số liệu, đánh giá, kết quả khảo sát;
- Kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị;
- Bộ xây dựng quy định cụ thể nội dung báo cáo khảo sát xây dựng;
5. Tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
• Có đăng ký hoạt động khảo sát xây dựng;
• Có đủ năng lực khảo sát xây dựng
• Mỗi nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải có chủ nhiệm khảo sát xây dựng có đủ năng lực hành nghề khảo sát xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp. Chủ nhiệm khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng chỉ định. Các cá nhân tham gia từng công việc khảo sát xây dựng phải có chuyên môn phù hợp với công việc được giao;
• Máy móc, thiết bị phục vụ khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bảo đảm an toàn cho công tác khảo sát và bảo vệ môi trường.
Phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng phải đủ tiêu chuẩn theo quy định và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng công nhận.
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH:
1. Các trường hợp phải thực hiện việc kiểm định:
a) Khi công trình xảy ra sự cố hoặc có khiếm khuyết về chất lượng;
b) Khi có tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng;
c) Kiểm định định kỳ công trình xây dựng trong quá trình sử dụng;
d) Cải tạo, nâng cấp hoặc kéo dài tuổi thọ công trình xây dựng;
đ) Phúc tra chất lượng công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Yêu cầu về năng lực của tổ chức kiểm định
2.1. Về pháp nhân: là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực kiểm định.
2.2. Về hệ thống quản lý chất lượng:
a) Có các đầu mối theo dõi, kiểm tra các hoạt động kiểm định theo hợp đồng;
b) Có kế hoạch và phương thức kiểm soát chất lượng đảm bảo công tác kiểm định bao gồm:
- Quy trình kiểm định đối với từng đối tượng;
- Phương thức kiểm soát số liệu thu thập để phục vụ kiểm định;
- Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng;
- Quy trình kiểm soát nội bộ tại các bước trong quá trình kiểm định và nghiệm thu kết quả kiểm định cuối cùng trước khi công bố.
c) Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình kiểm định; phát hành các văn bản trong quá trình kiểm định; văn bản thông báo kết quả kiểm định; văn bản trả lời khiếu nại với các bên có liên quan về kết quả kiểm định.
2.3. Về điều kiện năng lực:
a) Về năng lực: có đủ nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị cho phép thực hiện các hoạt động liên quan đến dịch vụ kiểm định, trong đó:
- Có ít nhất 03 cá nhân có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với công tác kiểm định, có nghiệp vụ về kiểm định và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Người chủ trì tổ chức thực hiện công tác kiểm định phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và có năng lực chủ trì một trong các lĩnh vực thiết kế, giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình và nội dung kiểm định được giao;
- Có phòng thí nghiệm xây dựng chuyên ngành được công nhận theo quy định và có đủ khả năng thực hiện các phép thử phục vụ công tác kiểm định.
b) Về kinh nghiệm:
- Trường hợp kiểm định công trình hoặc hạng mục công trình: đã thực hiện kiểm định ít nhất 01 công trình trong số các công trình cùng loại và cùng cấp trở lên hoặc 02 công trình số các công trình cùng loại và cấp dưới liền kề với đối tượng công trình được kiểm định;
- Trường hợp kiểm định xác định các chỉ tiêu cơ, lý, hóa của bộ phận công trình, sản phẩm xây dựng hoặc vật liệu xây dựng (kiểm định cường độ bê tông của kết cấu; kiểm định độ chặt, độ chống thấm vật liệu; kiểm định xác định hàm lượng phụ gia xi măng …) thì phải đã từng thực hiện công việc kiểm định tương tự.